Tuyên truyền Kỷ niệm 35 năm Ngày tái lập tỉnh Quảng Ngãi (01/7/1989 - 01/7/2024)
I. KHÁI QUÁT QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
Quảng Ngãi xưa vốn là Cổ Lũy động, đến thời Hồ Hán Thương, năm 1402, Cổ Lũy động chia thành châu Tư và châu Nghĩa trực thuộc lộ Thăng Hoa nước Đại Ngu. Năm Hồng Đức thứ hai (1471), Vua Lê Thánh Tông thu phục và hợp nhất hai châu thành phủ Tư Nghĩa. Năm Nhâm Dần (1602) đời Lê Kính Tông, Nguyễn Hoàng đổi phủ Tư Nghĩa thành phủ Quảng Nghĩa. Năm 1776, nhà Tây Sơn đổi phủ Quảng Nghĩa thành phủ Hòa Nghĩa. Năm 1805, Vua Gia Long đổi phủ Hòa Nghĩa thành phủ Tư Nghĩa, đồng thời đặt ra dinh Quảng Nghĩa và đến năm 1808 lại đổi dinh Quảng Nghĩa thành trấn Quảng Nghĩa. Năm 1832, Vua Minh Mệnh đổi trấn Quảng Nghĩa thành tỉnh Quảng Nghĩa. Trong thời thuộc Pháp, tỉnh có tên gọi là Quảng Ngãi. Sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đến trước ngày bầu cử Quốc hội khóa I (ngày 06/01/1946), tỉnh có tên gọi là tỉnh Lê Trung Đình, sau đó trở lại tên tỉnh Quảng Ngãi. Đến cuối năm 1975, tỉnh Quảng Ngãi hợp nhất với tỉnh Bình Định, lấy tên là tỉnh Nghĩa Bình. Đến ngày 01/7/1989, tỉnh Quảng Ngãi được tái lập.
Ngày 30/6/1989, kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa VIII ra Nghị quyết chia tỉnh Nghĩa Bình để tái lập tỉnh Quảng Ngãi và Bình Định. Như vậy, sau 14 năm hợp nhất, tỉnh Quảng Ngãi chính thức tái lập từ ngày 01/7/1989. Việc hợp nhất Quảng Ngãi với Bình Định cũng như việc tái lập tỉnh cũ là do yêu cầu khách quan của lịch sử và là chủ trương chung của Đảng, Chính phủ trong phạm vi toàn quốc.
Thời điểm tái lập, Quảng Ngãi có 11 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm Thị xã Quảng Ngãi và các huyện Bình Sơn, Sơn Tịnh, Tư Nghĩa, Nghĩa Hành, Mộ Đức, Đức Phổ, Trà Bồng, Sơn Hà, Minh Long và Ba Tơ, với tổng số 164 xã, dân số năm 1989 của tỉnh Quảng Ngãi có 1.041.900 người, gồm các dân tộc Kinh, Hre, Cor, Cadong.
Sau 35 năm tái lập, tỉnh Quảng Ngãi có 13 đơn vị hành chính, trong đó có: 01 thành phố (Tp. Quảng Ngãi), 01 thị xã (Đức Phổ) và 11 huyện với 01 huyện đảo (Bình Sơn, Sơn Tịnh, Tư Nghĩa, Mộ Đức, Nghĩa Hành, Minh Long, Ba Tơ, Sơn Hà, Sơn Tây, Trà Bồng, đảo Lý Sơn). Là tỉnh ven biển, có đường bờ biển dài gần 130 km, Quảng Ngãi có diện tích tự nhiên 5.155,24 km², dân số trung bình năm 2023 là 1.248.111 người, mật độ dân số 242,1 người/km². Là địa phương thuộc vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ, giao thông tương đối thuận lợi, có hệ thống đường sắt Bắc Nam, quốc lộ 1A chạy qua; quốc lộ 24A nối Quảng Ngãi với các tỉnh khu vực Tây Nguyên, kết nối với các tỉnh phía Nam của Lào và vùng Đông Bắc Thái Lan. Hiện tại, tuyến đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi đã đi vào hoạt động, góp phần rút ngắn thời gian đi lại giữa các địa phương trong vùng.
Tỉnh Quảng Ngãi sau khi tái lập có những thuận lợi cơ bản. Chủ trương tái lập tỉnh phù hợp với nguyện vọng của Đảng bộ và Nhân dân trong tỉnh; khắc phục đáng kể tình trạng khó khăn trong quản lý, điều hành của bộ máy chính quyền do địa bàn quá rộng trong thời kỳ tỉnh Nghĩa Bình; tạo sự hồ hởi, phấn khởi trong cán bộ, đảng viên và Nhân dân, tạo điều kiện phát huy những tiềm năng, thế mạnh để thực thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Tuy nhiên, bên cạnh những mặt thuận lợi, tỉnh cũng gặp nhiều khó khăn, thử thách. Khi mới tái lập, Quảng Ngãi là tỉnh thuần nông, là một trong những tỉnh nghèo của cả nước, đất sản xuất phần lớn bạc màu, địa hình phức tạp, đồi núi hiểm trở, thiên tai thường xuyên xảy ra; cơ sở hạ tầng thấp kém, sản xuất nông nghiệp là chủ yếu; diện tích, năng suất và sản lượng nông, lâm nghiệp thấp và chưa ổn định. Công nghiệp, tiểu, thủ công nghiệp nhỏ lẻ. Nguồn ngân sách tài chính của tỉnh hạn hẹp và mất cân đối, việc đầu tư phát triển còn hạn chế; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân còn nhiều khó khăn, nhất là ở miền núi, vùng sâu, vùng xa. Trụ sở làm việc, nhà ở cho cán bộ, công nhân viên hết sức thiếu thốn, tạm bợ; đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, cán bộ khoa học kỹ thuật thiếu hụt... Bên cạnh đó, trên phạm vi cả nước, cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội diễn ra gay gắt, sản xuất không đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng. Trong khi đó, lợi dụng sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở các nước Liên Xô và Đông Âu, các thế lực thù địch trong và ngoài nước tăng cường chống phá cách mạng nước ta, đòi xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng, thực hiện đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập… Những khó khăn nêu trên đã tác động nhiều chiều, phức tạp, ảnh hưởng sâu sắc đến tư tưởng, tâm trạng của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân trong tỉnh.
Được sự lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời của Đảng và Nhà nước, Đảng bộ, quân và dân tỉnh Quảng Ngãi tiếp tục phát huy truyền thống cách mạng, đoàn kết, nỗ lực khắc phục khó khăn, đầu tư khai thác có hiệu quả các tiềm năng lợi thế, đưa tỉnh nhà liên tục phát triển.
II. NHỮNG THÀNH TỰU NỔI BẬT CỦA TỈNH QUẢNG NGÃI SAU 35 NĂM TÁI LẬP
Khi mới tái lập tỉnh, Quảng Ngãi là một tỉnh nghèo, thuần nông, xuất phát điểm thấp, ngân sách phụ thuộc sự hỗ trợ của Trung ương. Cơ cấu kinh tế, nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng lớn; công nghiệp, dịch vụ chưa phát triển; kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, thu nhập bình quân đầu người thấp. Quy mô và cơ cấu kinh tế của tỉnh có sự thay đổi lớn sau khi Nhà máy lọc dầu Dung Quất đi vào hoạt động năm 2009. Sau 35 năm tái lập tỉnh, Quảng Ngãi đã đạt nhiều thành tựu to lớn, có ý nghĩa quan trọng và cũng đặt nhiều kỳ vọng, trách nhiệm lớn hơn trong tương lai.
1. Về kinh tế
a) Kinh tế tăng trưởng nhanh, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ; thu nhập bình quân đầu người tăng lên rõ rệt; thu ngân sách tăng vượt bậc; thu hút đầu tư, phát triển doanh nghiệp đạt nhiều kết quả
Trong 35 năm qua, kinh tế - xã hội của tỉnh đạt nhiều thành tựu đáng ghi nhận. Quy mô và cơ cấu kinh tế có sự thay đổi lớn sau khi Nhà máy lọc dầu Dung Quất đi vào hoạt động năm 2009. Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP theo giá so sánh) kế hoạch năm 2024 ước đạt 60.901 tỷ đồng, bình quân giai đoạn 1989 - 2024 tăng 9,25%/năm; so với năm 1989, GRDP năm 2024 gấp 22 lần. Quy mô nền kinh tế (GRDP theo giá hiện hành) năm 2024 ước đạt 132.653 tỷ đồng, bình quân giai đoạn 1990 - 2024 tăng 18,5%/năm; so với năm 1990, quy mô nền kinh tế năm 2024 gấp 321 lần. GRDP bình quân đầu người theo giá hiện hành năm 2024 ước đạt 106,2 triệu đồng (khoảng 4.464 USD), bình quân giai đoạn 1990 - 2024 tăng 18%/năm; so với năm 1990, GRDP bình quân đầu người năm 2024 gấp 274 lần.
- Từ nền kinh tế thuần nông, nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng lớn những năm 1990: nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 55,7%, công nghiệp - xây dựng 16,5% và dịch vụ 27,8%; đến năm 2019, kinh tế có sự chuyển dịch đáng kể theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, theo đó: công nghiệp - xây dựng tăng lên 51,9%, dịch vụ 29,8% và nông, lâm nghiệp và thủy sản giảm còn 18,3%. Tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng trong GRDP các năm 2020 đến năm 2024 đều đạt cao hơn nhiều so với các các ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản, ngành dịch vụ, thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm.
- Thu nhập bình quân đầu người tăng rõ rệt, tăng lên qua các năm, từ mức 909 ngàn đồng/tháng/người năm 2010, tăng lên mức 3,08 triệu đồng năm 2019 và đạt mức 4,03 triệu đồng năm 2023.
- Thu ngân sách trên địa bàn tỉnh tăng dần qua các thời kỳ, đạt nhiều kết quả vượt bậc, nhất là khi Nhà máy lọc dầu Dung Quất đi vào hoạt động. Năm 1989, thu ngân sách chỉ đạt 16,3 tỷ đồng, chủ yếu từ phụ thuộc vào các doanh nghiệp nhà nước và thuế sử dụng đất nông nghiệp; đến năm 2023, thu ngân sách đạt 30.667 tỷ đồng, gấp 1.881 lần so với năm 1989.
- Thu hút đầu tư đạt nhiều kết quả, trong năm 2023, có 08 dự án đầu tư nước ngoài FDI được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, vốn đăng ký 366 triệu USD, lũy kế đến nay có 71 dự án FDI còn hiệu lực tổng vốn đầu tư 2.287 triệu USD; có 19 dự án đầu tư trong nước được cấp Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư, với tổng vốn đăng ký 17.322 tỷ đồng, lũy kế đến nay có 642 dự án đầu tư trong nước còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư 396.537 tỷ đồng. Bên cạnh đó, đã Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư cho 10 dự án đầu tư bất động sản để thực hiện đấu thầu, đấu giá theo quy định, tổng vốn đầu tư 2.030 tỷ đồng, đồng thời Chấp thuận nhà đầu tư cho 09 dự án (các dự án đã có chủ trương đầu tư, đã thực hiện đấu thầu), tổng vốn đầu tư 13.856,5 tỷ đồng.
- Về phát triển doanh nghiệp: Năm 2023, số doanh nghiệp thành lập mới là 722 doanh nghiệp, vốn đăng ký khoảng 6.340 tỷ đồng; vốn đăng ký bình quân 8,8 tỷ đồng/1 doanh nghiệp. Lũy kế đến nay có 11.235 doanh nghiệp được thành lập, trong đó: có 6.434 doanh nghiệp đang hoạt động (chiếm 57,3%).
b) Ngành công nghiệp có nhiều đột phá và phát triển vượt bậc
- Giá trị sản xuất công nghiệp năm 1989 đạt 601 tỷ đồng; kế hoạch năm 2024 ước đạt 136.569 tỷ đồng, gấp gần 227 lần so với năm đầu tái lập tỉnh; tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 16,8%/năm. Năm 2009, khi Nhà máy lọc hóa dầu Dung Quất đi vào hoạt động, đã tạo bước đột phá và giữ vai trò chủ lực ngành công nghiệp của tỉnh; đến năm 2019, Khu liên hợp sản xuất gang thép Hòa Phát - Dung Quất với công suất 4,0 triệu tấn sản phẩm/năm đi vào hoạt động; theo đó, giai đoạn 2019-2024, ngành công nghiệp tiếp tục giữ vai trò là ngành kinh tế đầu tàu của tỉnh Quảng Ngãi.
- Những năm đầu tái lập tỉnh, Quảng Ngãi chỉ có 43 xí nghiệp công nghiệp quốc doanh với quy mô nhỏ và hơn 7.700 cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp với 90% là hộ cá thể; chủ yếu sản xuất là các sản phẩm truyền thống, sản lượng nhỏ, giá trị thấp như đường, phân bón, gạch nung, nước mắm, nông cụ… Đến nay, đã hình thành gần 500 dự án, nhà máy, tổ hợp sản xuất công nghiệp với quy mô, công suất lớn, giá trị gia tăng và hàm lượng khoa học công nghệ cao như: Nhà máy lọc dầu Dung Quất, nhà máy sản xuất hạt nhựa Polypropylen, Nhà máy sản xuất thiết bị công nghiệp nặng Doosan Vina, Nhà máy sản xuất thiết bị điện GE, các thiết bị điện tử,… cung cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu đi hơn 30 nước tiên tiến trên thế giới. Bên cạnh đó, các sản phẩm công nghiệp nhẹ, công nghiệp chế biến thực phẩm của Công ty Cổ phần Đường Quảng Ngãi và các sản phẩm chế biến thủy sản, may mặc, tinh bột mì, dăm gỗ, vật liệu xây dựng, giày da, sợi bông,,… sản lượng ngày càng tăng cao, tiêu thụ rộng rãi, phổ biến thị trường trong nước và xuất khẩu.
- Đã xây dựng thành công các Khu Công nghiệp Quảng Phú, Tịnh Phong, Khu công nghiệp đô thị VSIP và 18 Cụm công nghiệp ở các địa phương trên địa bàn tỉnh; đặc biệt, hình thành và phát triển thành công của Khu Kinh tế Dung Quất với định hướng là phát triển các ngành công nghiệp lọc hóa dầu, cơ khí chế tạo, luyện kim, công nghiệp phục vụ kinh tế biển.
c) Hoạt động thương mại, dịch vụ và du lịch không ngừng được mở rộng
- Hiện trên địa bàn tỉnh có 148 chợ (trong đó có 03 chợ hạng 1; 09 chợ hạng 2, 136 chợ hạng 3), có 02 trung tâm thương mại hạng 3 và 08 siêu thị (gồm 02 siêu thị hạng 1; 01 siêu thị hạng 2 và 05 siêu thị hạng 3). Sự ra đời, phát triển hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại, gắn với phong cách phục vụ theo hướng văn minh, hiện đại đã mang lại cho người tiêu dùng nhiều sự lựa chọn, tiện ích trong mua sắm hàng hóa, dịch vụ đảm bảo về chất lượng, an toàn thực phẩm.
- Kế hoạch năm 2024, tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng ước đạt 76.822 tỷ đồng, gấp 684 lần so với năm 1989, bình quân giai đoạn 1989-2024 tăng 20,5%/năm.
- Hệ thống giao thông ngày càng thuận lợi, hoạt động vận tải không ngừng đổi mới phương thức kinh doanh, nâng cao chất lượng phục vụ; khối lượng luân chuyển hành khách, hàng hóa không ngừng tăng cao. Khối lượng vận tải hành khách tăng từ 305 nghìn lượt hành khách năm 1989 lên 6,5 triệu lượt hành khách năm 2024, tăng bình quân 9,2%/năm; khối lượng vận tải hàng hóa tăng từ 211 nghìn tấn lên 18 triệu, tăng bình quân 13,6%/năm. Đã hình thành các tuyến xe buýt dọc theo tuyến quốc lộ 1A, đến các khu công nghiệp, Khu Kinh tế Dung Quất và đến trung tâm các huyện miền núi, tạo điều kiện đi lại thuận tiện cho người dân. Dịch vụ vận tải biển tuyến Sa Kỳ - Lý Sơn từng bước phát triển, đáp ứng nhu cầu phát triển du lịch Lý Sơn.
- Năm 1989, du lịch Quảng Ngãi gặp nhiều khó khăn, cơ sở hạ tầng du lịch yếu kém, nhân lực hạn chế, xúc tiến quảng bá chưa được chú trọng, chưa hình thành các tuyến du lịch... Toàn tỉnh chỉ có 07 cơ sở lưu trú chủ yếu là nhà khách, nhà nghỉ với 160 buồng, doanh thu khoảng 3,2 tỷ đồng với 14.000 lượt khách, phần lớn phục vụ khách công vụ đến làm việc. Đến nay, hoạt động du lịch có nhiều chuyển biến tích cực; cơ sở hạ tầng du lịch được tập trung đầu tư, nâng cấp, phát triển nhiều điểm, khu du lịch mới như: Khu du lịch Mỹ Khê, Sa Huỳnh, Lý Sơn,… là cơ sở thuận lợi đẩy mạnh thu hút đầu tư phát triển du lịch. Đặc biệt, du lịch Lý Sơn là một trong những địa điểm du lịch có tốc độ phát triển nhanh và thu hút một lượng lớn du khách khi đến Quảng Ngãi.
- Hệ thống khách sạn, nhà nghỉ, nhà hàng, khu vui chơi, giải trí... từng bước phát triển, cơ bản đáp ứng nhu cầu phục vụ khách du lịch, chuyên gia, khách công vụ đến tham quan, làm việc tại Quảng Ngãi. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có khoảng 380 cơ sở lưu trú, với khoảng 4.900 buồng; có 16 doanh nghiệp kinh doanh lữ hành. Kế hoạch năm 2024 đón 1,3 triệu lượt du khách, gấp hơn 93 lần so với năm 1989, bình quân giai đoạn 1989-2024 tăng 13,8%/năm; doanh thu đạt 920 tỷ đồng, gấp 288 lần, bình quân giai đoạn 1989-2024 tăng 17,6%/năm.
- Kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng cao, trong đó, tăng tỷ trọng sản phẩm công nghiệp chế biến cả về sản lượng và chủng loại. Năm 1989, kim ngạch xuất khẩu chỉ đạt 3,92 triệu USD, kế hoạch đến năm 2024 ước đạt 2.500 triệu USD, gấp 638 lần so với năm đầu tái lập tỉnh: Bình quân giai đoạn 1989-2024 tăng 20,3%/năm. Với các mặt hàng chủ lực như: cơ khí, thiết bị máy móc công nghiệp nặng ước đạt 157 triệu USD, dầu FO 90 triệu USD, dăm gỗ 170 triệu USD, tinh bột mì 165 triệu USD, sợi dệt 170 triệu USD, giày dép 190 triệu USD, thép 190 triệu USD. Thị trường xuất khẩu ngày càng đa dạng, mở rộng đến hơn 30 quốc gia và vùng lãnh thổ như: Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Đức, Đan Mạch, UAE, Saudi Arabi và các quốc gia trong ASEAN.
d) Nông, lâm nghiệp và thủy sản có bước phát triển ổn định; xây dựng nông thôn mới góp phần phát triển hạ tầng khu vực nông thôn, miền núi, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội
- Lĩnh vực nông, lâm nghiệp và thủy sản đã có nhiều đổi mới, ứng dụng khoa học công nghệ theo hướng hiện đại hóa để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm; cơ cấu ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản chuyển dịch theo đúng định hướng là giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng lâm nghiệp và thủy sản qua hàng năm.
- Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản kế hoạch năm 2024 ước đạt 19.436 tỷ đồng, gấp 06 lần so với năm 1989, bình quân giai đoạn 1989-2024 tăng 5,3%/năm; sản lượng lương thực có hạt ước đạt 495,2 ngàn tấn, gấp 2,1 lần.
- Chăn nuôi gia súc và gia cầm có nhiều phát triển, góp phần cải thiện đời sống nông dân, giúp nhiều hộ nông dân xóa đói giảm nghèo, từng bước hình thành mô hình trang trại chăn nuôi có quy mô công nghiệp, thay thế dần chăn nuôi nhỏ lẻ ở hộ gia đình.
- Về lâm nghiệp: nhờ những biện pháp tích cực về phát triển rừng, độ che phủ của rừng năm sau đều tăng lên so với năm trước. Bên cạnh đó, việc phát triển kinh tế lâm nghiệp đúng hướng đã góp phần cải thiện đời sống nhân dân cũng như góp phần bảo vệ, phát triển diện tích rừng trồng hiệu quả, nhất là ở các huyện miền núi. Kế hoạch đến năm 2024, diện tích có đất rừng ước đạt 333.051 ha, gấp 2,8 lần so với năm 1989; độ che phủ rừng tăng từ 19% lên 52% và giữ ổn định đến năm 2030; sản lượng gỗ rừng trồng khai thác ước đạt 2.563.207 m3, gấp 172 lần.
- Ngành thuỷ sản có tốc độ tăng trưởng cao. Sản lượng thủy sản đánh bắt kế hoạch năm 2024 ước đạt 265.000 tấn, gấp hơn 10,8 lần so với năm 1989. Hoạt động nuôi trồng thủy sản tăng trưởng khá; từ năm 1987, lĩnh vực nuôi trồng thủy sản - nuôi tôm sú xuất khẩu bắt đầu hình thành, phát triển; kế hoạch năm 2024, sản lượng thủy sản nuôi trồng ước đạt 10.913 tấn gấp 36,4 lần so với năm 1989.
- Xây dựng kết cấu hạ tầng cho phát triển ngành nông nghiệp: Nhiều công trình đầu mối thủy lợi được xây dựng mới, nâng cấp sửa chữa hoàn thành đưa vào sử dụng, tỷ lệ kênh mương thủy lợi được kiên cố tăng, từng bước tăng tích trữ nước, điều hòa, phân phối nguồn nước ổn định, sử dụng nước tiết kiệm để đáp ứng yêu cầu sử dụng nước phục vụ dân sinh và phát triển kinh tế- xã hội . Tỷ lệ kênh mương thủy lợi được kiên cố hóa năm 2023 tăng thêm khoảng 3,5% so với cuối năm 2021; đến cuối năm 2023, tỷ lệ kiên cố hóa kênh mương đạt khoảng 58,8%.
- Đối với nhóm các công trình đê, kè: Toàn tỉnh đã đầu tư đưa vào sử dụng nhiều công trình kè chống sạt lở bờ sông, bờ biển kết hợp đa mục tiêu vừa có nhiệm vụ phòng chống thiên tai, đồng thời phát triển quỹ đất, hình thành các khu dân cư ven sông, biển góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh .
- Hạ tầng dịch vụ hậu cần nghề cá như cảng cá, cảng neo trú tàu thuyền được quan tâm đầu tư, bước đầu phát huy hiệu quả tạo thuận lợi cho ngư dân trong việc neo đậu, tránh trú bão và cung cấp các dịch vụ hầu cần nghề cá. Hiện nay, có 05 cảng đã đưa vào sử dụng và được UBND tỉnh công bố mở cảng cá loại II.
- Chương trình xây dựng nông thôn mới: Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa đại bàn tỉnh Quảng Ngãi đã góp phần thay đổi đáng kể diện mạo nông thôn, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân; kết hợp với việc ban hành các cơ chế, chính sách, đề án và ưu tiên, tập trung nguồn vốn đầu tư, huy động các nguồn lực từ nhân dân tham gia xây dựng nông thôn mới bước đầu đạt một số kết quả quan trọng. Đến hết năm 2023, toàn tỉnh có 95/148 xã đạt chuẩn nông thôn mới, đạt tỷ lệ 64,2%. Trong đó, có 06 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; chưa có xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu. Toàn tỉnh có 02 huyện (Nghĩa Hành, Tư Nghĩa) được Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt chuẩn nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020.
đ) Về công tác quy hoạch
- Trong thời gian qua, tỉnh đã dành rất nhiều thời gian, công sức, trí tuệ để thực hiện công tác lập quy hoạch, nhất là các quy hoạch lớn, quan trọng; do đó, các quy hoạch được tổ chức thực hiện rất bài bản, khoa học, chất lượng và năm 2023 chính là năm tỉnh đã “gặt hái” được những thành quả mà tỉnh đã dày công thực hiện trong những năm qua, cụ thể: Quy hoạch tỉnh Quảng Ngãi thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1456/QĐ-TTg ngày 22/11/2023, tỉnh đã tổ chức Lễ Công bố Quy hoạch tỉnh Quảng Ngãi vào ngày 24/12/2023; hiện nay, tỉnh đang triển khai xây dựng Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Quảng Ngãi thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 để trình cấp thẩm quyền phê duyệt. Điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Dung Quất đến năm 2045 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 168/QĐ-TTg ngày 28/02/2023, trên cơ sở đó, tỉnh đã chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ lập 09 đồ án Quy hoạch phân khu xây dựng tỷ lệ 1/2000 phù hợp với Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Dung Quất, đến ngày 31/12/2023 có 03 Đồ án Quy hoạch đã được UBND tỉnh phê duyệt; 02 Đồ án Quy hoạch đã thông qua HĐND tỉnh, đang hoàn thiện để phê duyệt; đang khẩn trương lập các quy hoạch phân khu còn lại. Đây là những công cụ cực kỳ quan trọng để tỉnh tổ chức quản lý, kiểm soát các hoạt động đầu tư, làm cơ sở thu hút các nguồn lực đầu tư để phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong thời gian đến.
- Đã phê duyệt quy hoạch chung xây dựng khu vực dọc tuyến đường ven biển Dung Quất - Sa Huỳnh, quy hoạch chung đô thị mới Sơn Tịnh, đô thị Đức Phổ, quy hoạch vùng Tư Nghĩa và đang tiếp tục triển khai lập các quy hoạch đô thị trên địa bàn tỉnh.
e) Huy động nguồn lực đầu tư xã hội ngày càng tăng cao; kết cấu hạ tầng giao thông, đô thị, các khu công nghiệp, khu kinh tế ngày càng phát triển
- Thời gian đầu tái lập tỉnh, nguồn vốn đầu tư chủ yếu từ ngân sách nhà nước; năm 1989, vốn đầu tư xây dựng cơ bản của nhà nước chỉ khoảng 37,3 tỷ đồng, kế hoạch đến năm 2024, vốn đầu tư toàn xã hội tăng lên mức 39.000 tỷ đồng, bình quân giai đoạn 1989-2024 tăng 22%/năm.
- Hạ tầng giao thông được quan tâm đầu tư một cách mạnh mẽ, góp phần vào những thành tựu chung của tỉnh trong 35 năm qua. Đến nay, tỷ lệ nhựa hóa, cứng hóa trên các tuyến đường quan trọng như quốc lộ, đường tỉnh, đường đô thị gần 100% và 100% xã đã có đường ô tô đến trung tâm xã. Trong giai đoạn 2001-2020, hệ thống giao thông huyết mạch Bắc-Nam tuyến Quốc lộ 1 qua địa bàn tỉnh đã được đầu tư nâng cấp, mở rộng; hoàn thành đưa vào sử dụng đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi; các tuyến Quốc lộ 24, Quốc lộ 24B, Quốc lộ 24C kết nối với các tỉnh Tây Nguyên và các tỉnh Nam Lào, Đông Bắc Thái Lan đã được quan tâm đầu tư nâng cấp, mở rộng đáp ứng nhu cầu đi lại và vận chuyển hàng hóa của người dân; một số công trình giao thông có quy mô lớn, tác động tích cực đến việc phát triển cơ sở hạ tầng giao thông của tỉnh đã hoàn thành (như: Đường Hoàng Sa, Trường Sa, Cầu Thạch Bích, Cầu Trà Bồng, Cầu Cổ Lũy, Đường Võ Văn Kiệt, đường Trì Bình - cảng Dung Quất, đường Bắc - Nam đô thị Vạn Tường, đường ven biển Dung Quất - Sa Huỳnh, cảng Bến Đình,...) đã góp phần nâng khối lượng lưu chuyển hàng hóa, vận tải hành khách, rút ngắn khoảng cách, thời gian giao thông trong nội tỉnh và với các địa phương trong vùng Bắc Trung bộ và duyên hải Trung bộ. Trong giai đoạn 2021-2024, trên địa bàn tỉnh đã và đang tiếp tục triển khai một số dự án lớn, tác động tích cực đến việc phát triển cơ sở hạ tầng giao thông của tỉnh, như: Đường cao tốc Bắc Nam phía đông đoạn Quảng Ngãi - Hoài Nhơn, Đập dâng hạ lưu sông Trà Khúc, Đường ven biển Dung Quất - Sa Huỳnh (các đoạn còn lại), Đường nối từ cầu Thạch Bích đến Tịnh Phong, Đường Hoàng Sa - Đốc Sỏi,... từng bước hoàn thiện hạ tầng giao thông theo Quy hoạch tỉnh Quảng Ngãi thời kỳ 2021 - 2023, tầm nhìn đến 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1456/QĐ-TTg ngày 22/11/2023.
- Huy động từ nhiều nguồn vốn khác nhau để đầu tư, phát triển hạ tầng đô thị và nông thôn. Trong đó, tập trung nguồn lực đầu tư phát triển hạ tầng thành phố Quảng Ngãi là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh; đã điều chỉnh, mở rộng địa giới hành chính thành phố về phía Bắc và phía Đông bao gồm 09 xã, 01 thị trấn của huyện Sơn Tịnh và 03 xã của huyện Tư Nghĩa. Trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi hiện có 10 đô thị hiện hữu, gồm: 01 đô thị loại II (thành phố Quảng Ngãi), 01 đô thị loại IV (thị xã Đức Phổ), 08 đô thị loại V (là các thị trấn trực thuộc huyện); và 03 khu vực đạt tiêu chuẩn đô thị loại V và dự kiến thành lập đô thị. Trong số đó, có 08 đô thị nằm ở khu vực đồng bằng ven biển, hải đảo và 05 đô thị thuộc khu vực trung du, miền núi. Tỷ lệ đô thị hóa tỉnh Quảng Ngãi đến cuối năm 2023 đạt khoảng 37%; kế hoạch năm 2024 đạt 38,5%.
- Cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin và truyền thông được các cấp, các ngành, các doanh nghiệp quan tâm đầu tư; các hệ thống thông tin, CSDL dùng chung và chuyên ngành được các cấp, các ngành quan tâm tích cực triển khai; việc kết nối, chia sẻ, liên thông dữ liệu các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu của tỉnh với các Bộ, ngành trung ương được tăng cường . Mạng truyền dẫn và các dịch vụ viễn thông được đảm bảo chất lượng, bố trí đủ kênh, luồng và dự phòng để đảm bảo thông tin liên lạc hoạt động liên tục, thông suốt và ổn định.
- Kết cấu hạ tầng khu kinh tế Dung Quất, các Khu công nghiệp và cụm công nghiệp được quan tâm đầu tư nâng cấp, mở rộng. Đã thực hiện thi công hoàn thành, bàn giao đưa vào sử dụng nhiều công trình hạ tầng quan trọng, góp thúc đẩy phát triển Khu kinh tế Dung Quất như: các tuyến đường trục đối ngoại Bình Long - Nhà máy lọc dầu - cảng Dung Quất (đường Võ Văn Kiệt); Dung Quất - sân bay Chu Lai - cảng Kỳ Hà; Dốc Sỏi - cảng Dung Quất, Trì Bình - cảng Dung Quất và các tuyến giao thông trục chính trong đô thị Vạn Tường, trong các khu công nghiệp với hơn 120 km; hệ thống đê chắn cát, chắn sóng, cầu cảng cá sông Trà Bồng; đầu tư hệ thống thoát nước mưa, thu gom, xử lý nước thải KCN phía Tây, Khu kinh tế Dung Quất,...
- Ngoài nguồn vốn ngân sách nhà nước, tỉnh cũng tập trung thu hút các nguồn lực xã hội và hỗ trợ các nhà đầu tư để đầu tư đồng bộ hệ thống hạ tầng phục vụ phát triển như: hạ tầng các Khu công nghiệp VSIP, Khu công nghiệp Bình Hòa - Bình Phước. Triển khai xây dựng và đưa vào sử dụng bến cảng chuyên dùng dùng chung cho Khu kinh tế Dung Quất (gồm 05 bến) của Công ty TNHH MTV Hào Hưng và cảng chuyên dùng (11 bến) của dự án Khu liên hợp sản xuất gang thép Hòa Phát Dung Quất. Hiện nay, tỉnh đang thu hút nguồn lực, tăng cường hỗ trợ đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện các dự án lớn như: Dự án Nâng cấp mở rộng Nhà máy lọc dầu Dung Quất; dự án Khu liên hợp sản xuất gang thép Hòa Phát Dung Quất (nâng công suất lên 6 triệu tấn/năm, vốn đầu tư 86.000 tỷ đồng); các dự án Nhà máy điện tubin khí hỗn hợp Dung Quất I, Dung Quất II, Dung Quất III; xây dựng Trung tâm lọc, hoá dầu và năng lượng quốc gia tại Khu kinh tế Dung Quất,…
2. Công tác giáo dục, y tế, đời sống văn hóa, xã hội ngày càng được nâng cao; đẩy mạnh công tác giải quyết việc làm, giảm nghèo; an sinh xã hội được đảm bảo
a) Giáo dục và đào tạo
- Năm 1989, toàn tỉnh có 229 trường phổ thông cơ sở; có 19 trường trung học phổ thông; 04 trường cao đẳng, trung học chuyên nghiệp; 04 trường bổ túc văn hóa tập trung; 01 trung tâm giáo dục kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp dạy nghề tỉnh, với đội ngũ 8.247 giáo viên giảng dạy. Trong những năm đầu tái lập tỉnh, ngành giáo dục, đào tạo gặp nhiều khó khăn, cơ sở vật chất thiếu thốn, xuống cấp, liên tục xuất hiện tình trạng học ca ba, các phòng học mượn tạm ở các địa phương sau mùa mưa bão; đời sống giáo viên rất khó khăn, học sinh bỏ học nhiều và tỷ lệ tốt nghiệp qua các kỳ thi đạt thấp.
- Đến nay, hệ thống giáo dục, đào tạo từng bước hoàn thiện, đội ngũ cán bộ, giáo viên được đồng bộ về cơ cấu, chuẩn hóa về trình độ; cơ sở vật chất từng bước được đầu tư khang trang; chất lượng giáo dục được củng cố, phát triển toàn diện, các hoạt động giáo dục phối hợp được triển khai và đạt kết quả tốt. Giáo dục miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, hải đảo được quan tâm. Công tác xã hội hóa giáo dục được chú trọng, phương thức đào tạo ngày càng được mở rộng, góp phần nâng cao trình độ dân trí, đào tạo nguồn nhân lực, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu học tập của nhân dân. Thiết lập và mở rộng quan hệ với đại học quốc gia và các trường đại học uy tín trên nhiều lĩnh vực. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi có 585 đơn vị, cơ sở giáo dục, trong đó: mầm non có 207 trường; tiểu học có 151 trường; THCS có 129 trường; TH&THCS có 52 trường; THPT có 39 trường; 01 Trường Liên cấp thành phố giáo dục quốc tế IEC-Quảng Ngãi; 01 Trung tâm Hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập tỉnh; 01 Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh; 04 trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên huyện, thị xã. Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh hiện có 03 trường đại học và 06 trường cao đẳng, với nhiều lĩnh vực, ngành nghề, góp phần đào tạo đội ngũ nhân lực tỉnh nhà.
- Quán triệt và tổ chức thực hiện Nghị quyết số 29 của Trung ương 8 (khóa XI) “về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” đã tạo ra sự chuyển biến tích cực, rõ nét về chất lượng, hiệu quả hoạt động giáo dục. Chất lượng giáo dục các ngành học, cấp học tiếp tục được giữ vững và có chiều hướng chuyển biến tích cực; số lượng, tỷ lệ học sinh tham gia dự thi, trúng tuyển vào các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, đào tạo nghề ngày càng tăng so với những năm trước. Kế hoạch năm 2024, toàn tỉnh có 120/207 trường mầm non đạt chuẩn quốc gia (tỷ lệ 57,97%); có 132/151 trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia (tỷ lệ 87,42%); có 116/129 trường THCS đạt chuẩn quốc gia (89,92%); có 19/52 trường TH&THCS đạt chuẩn quốc gia (36,54%); có 27/39 trường THPT đạt chuẩn quốc gia (69,23%). Tỷ lệ học sinh thi đậu các trường đại học, cao đẳng từ 13% năm 1989 tăng lên hơn 80% năm 2023.
- Các cơ sở giáo dục tư thục phát triển về chất lượng, số lượng, từng bước đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân tỉnh nhà. Hiện có 84 cơ sở giáo dục, trung tâm ngoại ngữ, tin học với hàng ngàn học sinh, học viên đang theo học. Đã thu hút và triển khai đầu tư dự án Thành phố giáo dục quốc tế Quảng Ngãi của Tập đoàn Nguyễn Hoàng với mô hình giáo dục tiên tiến, từ bậc học từ mầm non cho đến bậc phổ thông trung học, bắt đầu hoạt động trong năm học 2019-2020.
b) Y tế và chăm sóc sức khỏe Nhân dân
- Những năm đầu tái lập tỉnh chỉ có Bệnh viện đa khoa tỉnh, một số trung tâm Y tế huyện và gần 100 trạm xá xã với quy mô nhỏ, xuống cấp; đội ngũ y bác sĩ thiếu cả về số lượng và trình độ còn hạn chế; bác sĩ/1 vạn dân chỉ đạt tỷ lệ 1,86; tuổi thọ trung bình chỉ khoảng 64,5 tuổi.
- Đến nay, công tác y tế và chăm sóc sức khỏe nhân dân từng bước được cải thiện, hệ thống y tế từ tuyến tỉnh đến cơ sở đã được củng cố, hoàn thiện, hầu hết các cơ sở y tế đã được đầu tư xây dựng mới, trong đó, thành lập và xây dựng mới các bệnh viện chuyên khoa: Bệnh viện lao và phổi, Bệnh viện Tâm thần, Bệnh viện Y học cổ truyền, Bệnh viện Sản Nhi, Bệnh viện Nội tiết. Theo Kế hoạch năm 2024, tổng số giường bệnh 3.940 giường, đạt 31,8 giường/vạn dân tăng 3,1 lần; số bác sĩ/vạn dân đạt 8,0 tăng 4,3 lần so với năm 1989; tuổi thọ trung bình đạt 74,5. Tỷ lệ trạm y tế xã, phường, thị trấn có bác sĩ hoạt động đạt 100% (có 172/173 xã có trạm y tế); tỷ lệ xã, phường, thị trấn đạt chuẩn Quốc gia về y tế đạt 90,17% (năm 2010 là 10,4%); tỷ lệ người tham gia đóng bảo hiểm y tế toàn dân đạt 95,2%.
- Đội ngũ cán bộ y tế cơ sở và y tế huyện được tăng cường, trình độ được nâng lên cả về chuyên môn nghiệp vụ và quản lý. Công tác khám chữa bệnh đã được tăng cường đầu tư về cơ sở, gường bệnh, trang thiết bị và nhân lực. Dịch vụ khám chữa bệnh được mở rộng và tăng cường về số lượng và chất lượng. Năng lực, trình độ, chất lượng khám, chữa bệnh ngày càng được cải thiện và nâng cao..
- Công tác bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm được triển khai tích cực. Tăng cường truyền thông về nâng cao nhận thức của cộng đồng về chính sách dân số - kế hoạch hóa gia đình; thực hiện hiệu quả các hoạt động nâng cao chất lượng dân số... Đến cuối năm 2024, ước tỉ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi giảm chỉ còn 11,5% so với mức 56% năm 1989.
c) Giải quyết hiệu quả công tác việc làm, giảm nghèo và an sinh xã hội
- Giải quyết việc làm được tỉnh đặc biệt quan tâm và đạt kết quả cao. Trong thời gian đầu, qua các chương trình phát triển kinh tế - xã hội, công tác điều động lao động công ích, di dân, tái định cư, xây dựng vùng kinh tế mới; sắp xếp, điều chỉnh lực lượng lao động và triển khai các chính sách về sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước đã góp phần phân bổ lại lực lượng lao động, định hình và đề ra các chủ trương giải quyết việc làm cho nhân dân.
- Trong những năm gần đây, chuyển dịch cơ cấu lao động của tỉnh từng bước phù hợp với chuyển dịch cơ cấu kinh tế và khai thác hiệu quả các nguồn lực cho phát triển. Sự chuyển dịch lao động từ khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản sang khu vực công nghiệp và xây dựng, khu vực dịch vụ đã làm tăng năng suất lao động chung của toàn nền kinh tế. Theo đó, tỷ lệ chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành có sự biến động rõ rệt, lao động khu vực nông, lâm, nghiệp và thủy sản năm 2021 đạt 33,63%, đến năm 2023 đạt 32,60%; lao động khu vực công nghiệp và xây dựng năm 2021 đạt 29,66%, đến năm 2023 đạt 29,28%; lao động khu vực dịch vụ năm 2021 đạt 36,71%, đến năm 2023 đạt 38,12%. Kết quả này khẳng định tính kịp thời và hiệu quả của các giải pháp được tỉnh ban hành, chỉ đạo quyết liệt các cấp, các ngành; đồng thời, khẳng định xu thế chuyển đổi cơ cấu ngành đã phát huy hiệu quả. Tỷ lệ lao động qua đào tạo từ 59,91% năm 2021, đến năm 2023 tăng lên 62,95%.
- Công tác giải quyết việc làm được chú trọng, lực lượng lao động tăng về số lượng và cải thiện về chất lượng theo hướng hiện đại, bền vững. Nhiều chính sách tạo việc làm, hỗ trợ phát triển thị trường lao động đã được triển khai nhất quán, liên tục, đặc biệt là các chính sách hỗ trợ phục hồi thị trường lao động sau đại dịch Covid-19. Giai đoạn 2021-2023, bình quân mỗi năm giải quyết việc làm cho hơn 7.000 lao động , tỷ lệ thất nghiệp thường xuyên duy trì ở mức dưới 3%.
- Công tác giảm nghèo có nhiều tiến bộ, Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo được triển khai đồng bộ và đạt kết quả tích cực, đặc biệt là ở miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn. Trong năm đầu tái lập tỉnh, tỷ lệ đói nghèo của tỉnh ở mức rất cao, chiếm tỷ lệ đến 47,45%. Năm 2001 tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh còn khoảng 23,77%, trong đó, khu vực miền núi khoảng 59,9% (theo chuẩn nghèo giai đoạn 2001 - 2005) thì đến năm 2019, tỷ lệ hộ nghèo giảm chỉ còn 7,69%, trong đó, miền núi giảm còn 26,41% (theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2016-2020). Đến cuối năm 2023, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 6,13% (theo chuẩn nghèo đa chiều 2022-2025), trong đó, miền núi còn 24,26%; kế hoạch năm 2024, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 4,53%, trong đó, miền núi còn 17,26%.
- Đảm bảo an sinh xã hội: Chất lượng cuộc sống người dân được nâng cao, nhất là đối tượng thuộc chính sách bảo trợ xã hội; diện đối tượng trợ giúp xã hội được mở rộng, đảm bảo tất cả các đối tượng yếu thế, diện khó khăn được trợ cấp, trợ giúp; hầu hết các hộ nghèo, đối tượng bảo trợ xã hội đều được tiếp cận và thụ hưởng chính sách của Nhà nước, nhất là có cơ hội nhiều hơn để tiếp cận các dịch vụ sản xuất, tăng thu nhập và dịch vụ xã hội cơ bản khác.
d) Phát triển mạnh mẽ các phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao
- Văn hóa, con người Quảng Ngãi tiếp tục được xây dựng và phát triển, từng bước đáp ứng yêu cầu đổi mới, hội nhập và phát triển bền vững. Nhận thức, ý thức trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và Nhân dân trong tỉnh về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Quảng Ngãi có chuyển biến tích cực. Văn hóa dần trở thành một trong những nguồn lực quan trọng trong tiến trình phát triển và hội nhập quốc tế của tỉnh. Đời sống văn hóa của Nhân dân được cải thiện. Các hoạt động văn hóa, giao lưu văn hóa giữa các địa phương trong và ngoài tỉnh được tổ chức ngày càng đa dạng, phong phú, chất lượng, hiệu quả được nâng lên.
- Thực hiện tốt Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới và đô thị văn minh” và phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”. Hệ thống thiết chế văn hóa từ tỉnh đến cơ sở có bước phát triển cả về số lượng và chất lượng, có 89,5% gia đình đạt chuẩn văn hóa, có 83,5% thôn, tổ dân phố văn hóa, có 154/173 xã phường, thị trấn có nhà văn hóa đạt tỷ lệ 89%. Phong trào sinh hoạt văn hóa văn nghệ ở cơ sở diễn ra sôi nổi, nhiều hội thi hội diễn nghệ thuật được các huyện, thành phố tổ chức phục vụ nhân dân và góp phần bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống ở địa phương.
- Công tác quản lý văn hoá được chú trọng, thường xuyên khảo sát, đánh giá hiện trạng di tích lịch sử, trùng tu, tôn tạo di tích để khai thác, phát huy tiềm năng, lợi thế về di tích lịch sử để thu hút khách tham quan; duy trì và phát huy giá trị các lễ hội của cư dân vùng đồng bằng, ven biển, hải đảo, các loại hình diễn xướng dân gian, các lễ hội ở miền núi cũng tổ chức thường xuyên, một số di sản văn hóa phi vật thể được phục dựng và tổ chức. Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa được tổ chức tại Lý Sơn hàng chục năm qua đã trở thành nghi lễ tiêu biểu của cả nước.
- Các hoạt động thể dục, thể thao có nhiều khởi sắc, thu hút đông đảo người dân tham gia, hưởng ứng; phối hợp tổ chức thành công nhiều giải đấu thể thao khu vực và toàn quốc. Ở lĩnh vực thể thao thành tích cao đạt được nhiều thành tích trên đấu trường quốc gia và quốc tế, tại SEA GAMES 32, tỉnh Quảng Ngãi có 01 vận động viên thi đấu và xuất sắc đạt 01 huy chương Vàng ở môn Wushu, giải Vô địch Boxing trẻ Châu Á năm 2023 tại Kazakhstan đạt 01 huy chương Đồng, giải Vô địch Wushu thế giới năm 2023 tại Mỹ đạt 01 huy chương Đồng.
đ) Thông tin, truyền thông và Phát thanh truyền hình
- Thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phản ánh kịp thời, đầy đủ và chính xác các hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội, quốc phòng - an ninh quan trọng của tỉnh, phục vụ tốt nhiệm vụ chính trị của địa phương. Đẩy mạnh công tác truyền thông cải cách hành chính, chuyển đổi số. Ban hành Bộ chỉ số đánh giá chuyển đổi số; tiếp tục triển khai thực hiện nhiệm vụ phát triển Chính quyền điện tử hướng tới Chính quyền số; đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030; hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa thực hiện chuyển đổi số. Kết quả năm 2022, xếp hạng chuyển đổi số cấp tỉnh, tỉnh Quảng Ngãi đứng thứ 26/63 tỉnh, thành phố trong cả nước (tăng 34 bậc so với năm 2021, là tỉnh tăng bậc cao nhất cả nước).
- Ứng dụng Quản lý văn bản, triển khai chữ ký số triển khai liên thông 04 cấp đến 100% cơ quan nhà nước cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã; liên thông văn bản điện tử giữa Khối Đảng và Chính quyền. Hệ thống thông tin báo cáo tỉnh đã thiết lập kết nối 100% số chỉ tiêu chế độ báo cáo của UBND tỉnh với Hệ thống thông tin báo cáo Chính phủ, Trung tâm thông tin, chỉ đạo điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Hệ thống Hội nghị trực tuyến cũng được tỉnh quan tâm đầu tư, đến nay đã triển khai gần 70% các sở, ban ngành và 80% UBND cấp huyện thuộc tỉnh. Xây dựng và đưa vào hoạt động các nền tảng nền tảng số phục vụ người dân và doanh nghiệp .
e) Phát triển khoa học và công nghệ
- Các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới thiết bị, công nghệ từ năm 2010-2020 đã hỗ trợ cho 20 dự án đổi mới thiết bị, công nghệ, với tổng kinh phí là 8,4 tỷ đồng. Riêng giai đoạn năm 2016-2020, đã hỗ trợ cho 16 dự án đổi mới thiết bị, công nghệ trong sản xuất kinh doanh, với tổng kinh phí hỗ trợ là 5,5 tỷ đồng; thu hút trên 25 tỷ đồng vốn đầu tư của doanh nghiệp vào công tác đổi mới thiết bị, công nghệ. 100% doanh nghiệp sau đổi mới, trình độ công nghệ sản xuất đã có bước tiến vượt bậc từ chỗ sản xuất thủ công sang cơ giới hóa, từ cơ giới hóa sang tự động công nghệ cao.
- Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp phát triển tài sản trí tuệ, từ năm 2006-2021 đã hỗ trợ về kinh phí cho 215 hồ sơ của 155 lượt doanh nghiệp với tổng kinh phí 2,2 tỷ đồng. Bên cạnh đó, hoạt động tuyên truyền, phổ biến kiến thức, pháp luật về sở hữu trí tuệ; đào tạo, tập huấn về sở hữu trí tuệ đã tạo ra những chuyển biến tích cực. Đến nay, đã có 1.407 đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh nộp Cục Sở hữu trí tuệ, trong đó có 575 nhãn hiệu đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký bảo hộ; đặc biệt, đã có 67 sản phẩm làng nghề, sản phẩm đặc thù địa phương được bảo hộ nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu tập thể và 02 sản phẩm được bảo hộ chỉ dẫn địa lý.
- Việc phát triển thị trường, doanh nghiệp khoa học và công nghệ đã được chú trọng. Từ 2001 đến nay, thông qua các kênh tuyên truyền thông, hướng dẫn lập hồ sơ, hỗ trợ doanh nghiệp tham dự các sự kiện trình diễn kết nối cung cầu công nghệ, chợ công nghệ - thiết bị… đã giúp các doanh nghiệp tìm kiếm, tiếp cận, tạo môi trường thuận lợi để kết nối các tổ chức khoa học và công nghệ (bên cung công nghệ) với các doanh nghiệp (bên cầu công nghệ), góp phần phát triển thị trường công nghệ trên địa bàn tỉnh. Trên địa bàn tỉnh có 15 đơn vị sự nghiệp và tổ chức khoa học và công nghệ, trong đó có 08 tổ chức đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ.
- Thực hiện Quyết định số 712/QĐ-TTg ngày 21/5/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình quốc gia “Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2020”, tỉnh đã triển khai tuyên truyền, quảng bá nâng cao nhận thức, kiến thức cho các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh . Tổ chức 08 khóa đào tạo nâng cao nhận thức, cung cấp kiến thức về năng suất chất lượng cho 446 lượt doanh nghiệp tham gia trên địa bàn tỉnh; tổ chức khóa đào tạo “Chuyên gia Lean - 6 Sigma Đai vàng” với 53 lượt doanh nghiệp tham gia. Hỗ trợ 162 lượt doanh nghiệp, với tổng số kinh phí thực hiện hỗ trợ: 4.970 triệu đồng . Sự hỗ trợ từ Chương trình giúp doanh nghiệp nâng cao nhận thức, nâng cao năng lực quản lý trong hoạt động sản xuất - kinh doanh; Chương trình đã thu hút doanh nghiệp trong tỉnh tham gia với số lượng ngày càng nhiều; sự nỗ lực của doanh nghiệp về tăng đầu tư, mở rộng sản xuất - kinh doanh để tạo ra sản phẩm có giá trị gia tăng cao, phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật.
3. Công tác xây dựng Đảng
Qua 35 năm, từ ngày tái lập tỉnh, công tác xây dựng Đảng tiếp tục được tăng cường, đổi mới và phát triển, góp phần quan trọng trong công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ tỉnh.
a. Xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng, đạo đức được tăng cường
Công tác giáo dục lý luận chính trị, giáo dục chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quán triệt, tuyên truyền chỉ thị, nghị quyết của Đảng có nhiều đổi mới, từng bước nâng cao chất lượng. thường xuyên chỉ chỉ đạo công tác nắm bắt tình hình tư tưởng, dư luận xã hội; hướng dẫn, định hướng công tác thông tin, tuyên truyền, bảo đảm phản ánh kịp thời sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, sự quản lý, điều hành của chính quyền các cấp, các sự kiện chính trị, kinh tế, văn hóa, quốc phòng, an ninh, hoạt động sản xuất, kinh doanh và đời sống của nhân dân. Các cấp ủy tổ chức nhiều cuộc đối thoại, tiếp xúc để lắng nghe ý kiến của nhân dân; tích cực đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, góp phần ổn định tư tưởng trong xã hội và bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
Cấp ủy, chính quyền và đoàn thể các cấp đã triển khai có hiệu quả việc thực hiện đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị, kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” theo Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 khóa XI, XII và Kết luận số 21-KL/TW ngày 25/10/2021 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII gắn với Chỉ thị 03-CT/TW ngày 15/5/2011 của Bộ Chính trị về “tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, Chỉ thị 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ chính trị “về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, Kết luận 01-KL/TW ngày 18/5/2021 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ chính trị “về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, đã tạo sự chuyển biến tích cực trong nhận thức và trách nhiệm của cán bộ, đảng viên đối với công tác xây dựng đảng bộ vững mạnh về đạo đức. Hệ thống chính trị không ngừng được củng cố, kiện toàn, nâng lên về hiệu lực, hiệu quả hoạt động, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong thời kỳ mới. Đã chú trọng xây dựng, biểu dương, nhân rộng các mô hình học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Việc ban hành và thực hiện Quy định trách nhiệm và xử lý trách nhiệm đối với người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu trong việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao; các quy định về trách nhiệm nêu gương đã góp phần tạo chuyển biến trong việc tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống và trong thực thi nhiệm vụ, phục vụ nhân dân của cán bộ, đảng viên.
b. Công tác tổ chức cán bộ
Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện công tác tổ chức, cán bộ theo đúng thẩm quyền. Lãnh đạo, chỉ đạo sơ kết, tổng kết, sửa đổi, bổ sung, ban hành nhiều quy định mới và chỉ đạo triển khai nhiều mô hình mới về công tác tổ chức bộ máy, cán bộ, biên chế phù hợp với quy định mới của Trung ương và tình hình thực tiễn của tỉnh, góp phần giữ vững các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đảng, nhất là nguyên tắc tập trung dân chủ; bảo đảm kỷ luật, kỷ cương, sự thống nhất, đồng bộ; tăng cường kiểm soát quyền lực, chống chạy chức, chạy quyền, nêu cao trách nhiệm của cấp ủy, tổ chức đảng, người đứng đầu trong thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao. Nhiều đề án, quy định được triển khai thực hiện nghiêm túc, đi vào cuộc sống như mô hình “Dân tin - Đảng cử”; “chi bộ bốn tốt”, “đảng bộ cơ sở bốn tốt”; luân chuyển cán bộ trẻ đang công tác ở cấp tỉnh được quy hoạch các chức danh diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý về giữ chức vụ bí thư cấp ủy và chủ tịch ủy ban nhân dân (UBND) cấp xã;.... Chỉ đạo sắp xếp tổ chức bộ máy tinh gọn, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động; thực hiện tinh giản biên chế gắn với cơ cấu lại và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức bảo đảm theo đúng chủ trương, quy định của Trung ương.
Công tác tự phê bình và phê bình được thực hiện thường xuyên thông qua các kỳ sinh hoạt Đảng. Công tác cán bộ được đổi mới cả về nội dung và phương pháp; đội ngũ cán bộ được bổ sung về số lượng, chú trọng về chất lượng. Công tác nhận xét, đánh giá cán bộ được thực hiện nghiêm túc, đi vào nền nếp. Phương thức lãnh đạo của các cấp ủy đảng tiếp tục được đổi mới. Công tác phát triển đảng viên được chú trọng.
Năm 1989, sau khi tái lập tỉnh, toàn Đảng bộ Quảng Ngãi có 20.154 đảng viên, sinh hoạt tại 648 tổ chức cơ sở đảng. Sau 35 năm tái lập tỉnh, số lượng đảng viên và các chi, đảng bộ tăng lên đáng kể. Hiện nay, Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi có 17 đảng bộ trực thuộc (11 đảng bộ huyện, 01 Đảng bộ Thành phố, 01 Đảng bộ Thị xã và 04 đảng bộ cơ quan), 806 tổ chức cơ sở đảng (308 đảng bộ cơ sở, 498 chi bộ cơ sở); 2.432 đảng bộ bộ phận, chi bộ trực thuộc đảng ủy cơ sở, với 58.065 đảng viên.
c.Về công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng
Công tác kiểm tra, giám sát tiếp tục được cấp ủy đảng, ủy ban kiểm tra các cấp triển khai thực hiện đạt kết quả toàn diện. Chất lượng, hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng được nâng lên. Việc xem xét, xử lý kỷ luật đảng cơ bản thực hiện đúng phương châm, nguyên tắc, thủ tục.
Cấp ủy và ủy ban kiểm tra các cấp kịp thời xây dựng chương trình, kế hoạch kiểm tra, giám sát và tổ chức thực hiện. Tập trung kiểm tra, giám sát các kết luận, nghị quyết chuyên đề của Tỉnh ủy; việc thực hiện các nghị quyết, kết luận của Trung ương gắn với việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; các lĩnh vực dễ xảy ra tiêu cực, có dấu hiệu vi phạm. Chỉ đạo các cơ quan liên quan phối hợp chặt chẽ giữa kiểm tra, giám sát của Đảng với thanh tra, giám sát của chính quyền và của Mặt trận, các đoàn thể.
Qua đó, từ năm 2011 đến nay, công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng đạt kết quả[1] như sau:
+ Kiểm tra tổ chức đảng, đảng viên: các cấp ủy, tổ chức đảng đã kiểm tra 9.072 đảng viên (2.477 cấp ủy viên) và 6.000 tổ chức đảng, cụ thể: (1) Nhiệm kỳ 2010 - 2015, các cấp ủy, tổ chức đảng đã kiểm tra 2.624 đảng viên (803 cấp ủy viên) và 1.989 tổ chức đảng. Qua kiểm tra kết luận: Có 77 đảng viên và 295 tổ chức đảng có khuyết điểm, vi phạm; trong đó, có 05 đảng viên và 01 tổ chức đảng vi phạm đến mức phải xử lý kỷ luật và đã xử lý kỷ luật; (2) Nhiệm kỳ 2015 - 2020, các cấp ủy, tổ chức đảng đã kiểm tra 3.396 đảng viên (825 cấp ủy viên) và 2.571 tổ chức đảng. Qua kiểm tra kết luận: Có 190 đảng viên và 404 tổ chức đảng có khuyết điểm, vi phạm; trong đó, có 18 đảng viên và 01 tổ chức đảng vi phạm đến mức phải xử lý kỷ luật và đã xử lý kỷ luật; (3) Nhiệm kỳ 2020 - 2025, các cấp ủy, tổ chức đảng đã kiểm tra 3.052 đảng viên (849 cấp ủy viên) và 1.440 tổ chức đảng. Qua kiểm tra kết luận: Có 252 đảng viên và 212 tổ chức đảng có khuyết điểm, vi phạm; trong đó, có 28 đảng viên và 02 tổ chức đảng vi phạm đến mức phải xử lý kỷ luật và đã xử lý kỷ luật
+ Giám sát tổ chức đảng, đảng viên: cấp ủy các cấp và tổ chức đảng giám sát 6.402 đảng viên (1.961 cấp ủy viên) và 4.407 tổ chức đảng, cụ thể: (1) Nhiệm kỳ 2010 - 2015, giám sát 1.061 đảng viên và 1.064 tổ chức đảng. Qua giám sát, phát hiện 25 đảng viên và 20 tổ chức đảng có khuyết điểm; đã chuyển qua kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với 01 tổ chức đảng; (2) Nhiệm kỳ 2015 - 2020, giám sát 2.975 đảng viên và 2.085 tổ chức đảng. Qua giám sát, phát hiện 113 đảng viên và 106 tổ chức đảng có khuyết điểm; (3) Nhiệm kỳ 2020 - 2025, giám sát 2.366 đảng viên và 1.258 tổ chức đảng. Qua giám sát, phát hiện 71 đảng viên và 74 tổ chức đảng có khuyết điểm.
d. Về công tác quản lý, điều hành của chính quyền
Tỉnh ủy thường xuyên theo dõi, kịp thời cho ý kiến để Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành các chủ trương, cơ chế, chính sách và thực hiện việc quản lý, điều hành các mặt của đời sống xã hội, vừa bảo đảm vai trò lãnh đạo của cấp ủy, vừa bảo đảm thực hiện quyền quyết định theo quy định của pháp luật. Chỉ đạo Hội đồng nhân dân tỉnh tiếp tục phát huy dân chủ, tinh thần trách nhiệm trong thảo luận, quyết định những vấn đề quan trọng của tỉnh ; chất lượng chất vấn, trả lời chất vấn được nâng lên, nội dung có trọng tâm, trọng điểm; chất lượng thẩm tra, giám sát, khảo sát chuyên sâu một số lĩnh vực có tăng lên. Chỉ đạo rà soát, sửa đổi, bổ sung hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm, mối quan hệ công tác và việc sắp xếp tổ chức bộ máy các cấp, các ngành; chấn chỉnh kỷ luật, kỷ cương hành chính, đổi mới lề lối, tác phong làm việc, xây dựng chính quyền kiến tạo, hành động, phục vụ. Thanh tra công vụ, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các kết luận thanh tra, quyết định xử lý về thanh tra được tăng cường và đi vào nề nếp; khắc phục tình trạng chồng chéo, trùng lắp trong hoạt động thanh tra.
- Đảng đoàn HĐND tỉnh, Ban cán sự đảng UBND tỉnh đã chỉ đạo HĐND tỉnh, UBND tỉnh đã bám sát chủ trương, định hướng của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Ban Thường vụ Tỉnh ủy và chỉ đạo của Quốc hội, Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương để tổ chức thực hiện.
- UBND tỉnh đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, phát huy vai trò của các cơ quan nhà nước; đã ban hành và tổ chức thực hiện Quy định phân cấp, quản lý tổ chức bộ máy, vị trí việc làm, biên chế công chức và số lượng người làm việc trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc tỉnh; siết chặt kỷ luật, kỷ cương và quản lý thi hành công vụ, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, điều hành của chính quyền các cấp; tăng cường thanh tra, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện.
đ.Về công tác dân vận, hoạt động của Mặt trận và các tổ chức chính trị - xã hội
Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo đẩy mạnh công tác dân vận, dân tộc, tôn giáo, thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở. Chỉ đạo kiểm tra, giám sát và sơ kết, tổng kết nghiêm túc các nghị quyết, chỉ thị… của Trung ương về công tác dân vận; ban hành nhiều văn bản lãnh đạo, chỉ đạo về công tác dân vận, dân tộc, tôn giáo. Thường xuyên quan tâm chỉ đạo tuyên truyền, phổ biến chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo; nắm tình hình, tuyên truyền, vận động các tôn giáo đồng hành cùng dân tộc, xây dựng cuộc sống “tốt đời, đẹp đạo”. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Ban Thường vụ Tỉnh ủy cùng các cấp ủy, chính quyền, đoàn thể thường xuyên quan tâm thăm hỏi, động viên các tầng lớp Nhân dân, các tổ chức tôn giáo nhân dịp Tết cổ truyền, lễ trọng các tôn giáo, tham dự ngày hội Đại đoàn kết dân tộc ở khu dân cư. Lãnh đạo, chỉ đạo các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền các cấp quan tâm đảm bảo kịp thời chế độ cho người có công cách mạng, chính sách an sinh xã hội, hỗ trợ, chăm lo người nghèo, đồng bào các dân tộc vui xuân, đón tết hoặc khi gặp khó khăn do thiên tai, dịch bệnh. Thường xuyên nắm tình hình tư tưởng, đời sống, tâm tư, nguyện vọng của người dân; phát huy vai trò người có uy tín trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Qua đó đã phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết dân tộc, tạo đồng thuận trong xã hội, thực hiện có hiệu quả chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
Lãnh đạo, chỉ đạo triển khai rộng rãi việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân giám sát, dân kiểm tra, dân thụ hưởng”, tạo sự đồng tình, ủng hộ trong Nhân dân. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội, các hội quần chúng tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, hướng mạnh về cơ sở, phát huy quyền làm chủ của Nhân dân, phối hợp giám sát, phản biện xã hội, tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền…; tăng cường thực hiện công tác dân vận chính quyền gắn với thực hiện nhiệm vụ chính trị của cơ quan, đơn vị; Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã thành lập Tổ công tác tuyên truyền, vận động, hỗ trợ giải phóng mặt bằng các dự án trọng điểm trên địa bàn tỉnh. Từ đầu nhiệm kỳ Đại hội Đảng bộ tỉnh khóa XX đến nay, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy đã tổ chức 07 cuộc đối thoại[2]; bí thư các cấp ủy tiếp dân, đối thoại với dân để lắng nghe kiến nghị, phản ánh của dân, kết luận và chỉ đạo các cơ quan chức năng kiểm tra, rà soát, xử lý, giải quyết theo thẩm quyền (tỷ lệ các vụ việc được giải quyết sau đối thoại đạt 80%)[3], đã kịp thời giải quyết cơ bản các vấn đề bức xúc, nổi cộm, nguyện vọng, kiến nghị chính đáng của người dân.
e. Phương thức lãnh đạo của các cấp ủy đảng được đổi mới
Các cấp ủy từ tỉnh đến cơ sở đã kịp thời ban hành và thực hiện chương trình công tác toàn khoá, kế hoạch, chương trình, quy chế làm việc và phân công nhiệm vụ các thành viên của cấp uỷ; cụ thể hoá các chủ trương của Trung ương và nghị quyết đại hội của cấp mình để tổ chức chỉ đạo thực hiện, bảo đảm vai trò lãnh đạo của cấp ủy đảng; thực hiện tốt nguyên tắc tập trung dân chủ; phát huy vai trò, trách nhiệm, tính chủ động, sáng tạo của các tổ chức trong hệ thống chính trị và người đứng đầu trong thực hiện nhiệm vụ.
Sau mỗi kỳ Đại hội Đảng bộ tỉnh, hàng năm, Tỉnh ủy xác định chủ đề để tập trung chỉ đạo, theo đó ban hành các chương trình, kế hoạch và phân công trách nhiệm cụ thể cho từng tổ chức, cá nhân thực hiện. Thường xuyên kiểm tra, tổ chức làm việc với các ngành, địa phương để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc; sau làm việc, kiểm tra có kết luận chỉ rõ việc cần làm, thời gian hoàn thành, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân. Hằng quý rà soát, đối chiếu kết quả thực hiện với nội dung kết luận để tiếp tục thúc đẩy công việc; động viên tập thể, cá nhân hoàn thành tốt; nhắc nhở tập thể, cá nhân thực hiện chậm, hiệu quả thấp. Từng bước đổi mới việc cụ thể hóa các Nghị quyết của Đảng theo hướng ngắn gọn, thiết thực. Những nghị quyết của Tỉnh ủy khóa trước, xét thấy nội dung còn phù hợp thì không ban hành nghị quyết mới, chỉ tiến hành tổng kết, đánh giá việc thực hiện và ban hành kết luận bổ sung chủ trương, giải pháp thực hiện.
Ban Thường vụ Tỉnh ủy thực hiện nghiêm túc nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt Đảng, thể hiện đầy đủ vai trò, trách nhiệm của tập thể, người đứng đầu và trách nhiệm của từng cá nhân trong bàn và ban hành các quyết định lãnh đạo, chỉ đạo. Trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo, những vấn đề quan trọng, nhạy cảm, phức tạp đều coi trọng từ khâu nghiên cứu, tranh thủ ý kiến chỉ đạo của cấp trên, trưng cầu ý kiến của các địa phương, đơn vị, lắng nghe ý kiến của các cơ quan tham mưu, dành thời gian thảo luận kỹ để đi đến thống nhất và quyết tâm lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện. Tổ chức các Hội nghị Tỉnh ủy, hội nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy và nhiều cuộc họp Thường trực Tỉnh ủy để chỉ đạo, cho ý kiến, quyết định về công tác cán bộ, cơ chế, chính sách, kinh tế - xã hội, đối ngoại, quốc phòng, an ninh, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị đúng thẩm quyền.
Chú trọng chỉ đạo đổi mới việc xây dựng các cơ chế, chính sách theo hướng thông thoáng, bảo đảm hành lang pháp lý. Mở rộng quan hệ đối ngoại; tăng cường xúc tiến, kêu gọi đầu tư; tập trung chỉ đạo chấn chỉnh kỷ luật, kỷ cương hành chính; đề cao trách nhiệm của người đứng đầu trong thực thi công vụ…
4. Quốc phòng, an ninh được tăng cường, giữ vững ổn định chính trị - xã hội; công tác đối ngoại được đẩy mạnh, góp phần tích cực vào các thành tựu chung của tỉnh
Nền quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân được giữ vững; thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân mà nền tảng là khu vực phòng thủ ngày càng đi vào chiều sâu. Đảm bảo an ninh vùng chiến lược, trọng điểm trên địa bàn tỉnh; giữ vững an ninh tuyến núi, tuyến biển, hải đảo; kết hợp chặt chẽ quốc phòng với kinh tế - xã hội và kinh tế - xã hội với quốc phòng. Tổ chức tốt công tác đảm bảo an ninh, trật tự, an toàn các ngày lễ, kỷ niệm, các sự kiện quan trọng của đất nước và tỉnh. Xây dựng xã phường thị trấn vững mạnh về quốc phòng hàng năm đạt tỷ lệ trên 95%; trong đó, xã, phường, thị trấn vững mạnh, toàn diện đạt trung bình hơn 65%. Lực lượng vũ trang được xây dựng đủ số lượng, ngày càng vững mạnh toàn diện, chủ động sẵn sàng ứng phó với mọi tình huống. Tuyển quân hàng năm đạt 100% chỉ tiêu.
Các lực lượng chuyên trách giữ gìn an ninh, trật tự được bổ sung và tăng cường cả về lượng và chất; năng lực hoạt động của cơ quan điều tra các cấp từng bước được nâng cao. Phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc và thế trận an ninh nhân dân tham gia phòng, chống tội phạm, giữ gìn an ninh trật tự được củng cố và xây dựng, phát triển sâu rộng.
Công tác quản lý nhà nước về hoạt động đối ngoại có nhiều bước chuyển biến tích cực, đạt nhiều kết quả quan trọng về ngoại giao chính trị, kinh tế và văn hóa, từng bước làm cầu nối, xúc tiến và thúc đẩy hợp tác quốc tế phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Công tác xúc tiến vận động, tiếp nhận, quản lý và sử dụng viện trợ nước ngoài; quản lý đoàn ra, đoàn vào, bảo hộ tàu thuyền và ngư dân, giải quyết các vấn đề có yếu tố nước ngoài được thực hiện tốt. Thường xuyên duy trì mối quan hệ giữa Quảng Ngãi và các tỉnh phía Nam của nước bạn Lào; mở rộng giao thương với các địa phương của các nước như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Hoa Kỳ, Canada,...
Nhìn lại chặng đường 35 năm tái lập, tỉnh Quảng Ngãi đã đạt được những thành tựu to lớn trên nhiều lĩnh vực; đời sống Nhân dân được cải thiện rõ rệt và không ngừng nâng cao; tiềm lực kinh tế - xã hội ngày một phát triển, quốc phòng, an ninh được đảm bảo; công tác quản lý điều hành ngày một hiệu quả hơn. Thành tựu trên là kết quả của sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát, kịp thời của Trung ương Đảng, Chính phủ, sự giúp đỡ của các bộ, ban, ngành Trung ương; là kết quả của quá trình phấn đấu nhiều nhiệm kỳ của Đảng bộ tỉnh; sự đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của các cấp ủy đảng, chính quyền, mặt trận, hội, đoàn thể các cấp; sự nỗ lực phấn đấu của toàn thể cán bộ, đảng viên, lực lượng vũ trang, các tầng lớp nhân dân và doanh nghiệp trong việc thực hiện chủ trương của Trung ương và nghị quyết đại hội Đảng bộ các cấp trong tỉnh.
III. MỘT SỐ BÀI HỌC KINH NGHIỆM
Từ thực tiễn lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện qua 35 năm xây dựng và phát triển, Đảng bộ tỉnh rút ra một số bài học kinh nghiệm sau:
1. Phải đặc biệt coi trọng công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng hệ thống chính trị thực sự trong sạch, vững mạnh. Thực hiện nghiêm trách nhiệm nêu gương của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, trước hết là lãnh đạo chủ chốt của tỉnh; chống chủ nghĩa cá nhân. Thực hiện nghiêm các nguyên tắc tổ chức, sinh hoạt Đảng, nhất là nguyên tắc tập trung dân chủ; tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách; tự phê bình và phê bình; giữ gìn đoàn kết thực sự trong Đảng. Phải xem cán bộ là khâu quyết định, tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt các cấp đủ phẩm chất, năng lực, uy tín, ngang tầm nhiệm vụ.
2. Phải thực sự gần dân, trọng dân, tin dân và lắng nghe dân, thực hiện tốt dân chủ ở cơ sở. Công khai, minh bạch các chủ trương, chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội… để nhân dân biết, tham gia góp ý, phản biện và giám sát việc thực hiện. Tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân, tạo sự đồng thuận cao trong xã hội, khơi dậy niềm tự hào về truyền thống cách mạng, lịch sử, văn hóa của quê hương, phấn đấu vì sự phát triển của tỉnh.
3. Tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng bộ, đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng và phát huy tính chủ động, sáng tạo của tất cả các cơ quan nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội, tránh bao biện, làm thay. Trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, tổ chức thực hiện phải có quyết tâm chính trị cao, nỗ lực lớn, kiên trì và hành động quyết liệt. Tăng cường kiểm tra, giám sát, sâu sát cơ sở, kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, các điểm nghẽn để thúc đẩy phát triển. Đối với những vấn đề quan trọng, nhạy cảm, phức tạp, cần phát huy dân chủ rộng rãi, trí tuệ tập thể, dành thời gian bàn bạc, thảo luận kỹ để thống nhất; khi đã quyết định thì nghiêm túc thực hiện.
4. Phải nâng cao năng lực nghiên cứu, phân tích, dự báo tình hình; bám sát thực tiễn, giải quyết linh hoạt, đúng đắn, kịp thời, hiệu quả các vấn đề phát sinh của đời sống xã hội. Cụ thể hóa kịp thời các chủ trương của Trung ương; điều chỉnh, bổ sung, ban hành các chính sách phù hợp với thực tiễn. Coi trọng công tác tổng kết rút kinh nghiệm; nhân rộng các mô hình tốt, cách làm hay, hiệu quả.
5. Giải quyết hài hòa các mối quan hệ giữa tăng trưởng nhanh và phát triển bền vững; coi trọng tính cân đối, hiệu quả trong tất cả các khâu huy động, phân bổ, sử dụng các nguồn lực; khai thác, phát huy tối đa các tiềm năng, thế mạnh, huy động và kết hợp chặt chẽ các nguồn lực cho phát triển.
IV. PHÁT HUY TRUYỀN THỐNG, TIẾP TỤC XÂY DỰNG QUÊ HƯƠNG QUẢNG NGÃI NGÀY CÀNG VĂN MINH, GIÀU ĐẸP
Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XX, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đã xác định mục tiêu tổng quát là: Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng bộ và hệ thống chính trị thực sự trong sạch, vững mạnh toàn diện, xứng đáng với niềm tin của Nhân dân; khơi dậy niềm tự hào, phát huy truyền thống anh hùng, sức mạnh đoàn kết và khát vọng phát triển; đẩy mạnh đổi mới sáng tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, năng suất lao động, năng lực cạnh tranh, tận dụng thời cơ của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, khai thác và sử dụng hiệu quả các nguồn lực để phát triển nhanh và bền vững; nâng cao chất lượng cuộc sống của Nhân dân; bảo đảm quốc phòng, an ninh, ổn định chính trị - xã hội. Phấn đấu đến năm 2025, Quảng Ngãi trở thành tỉnh phát triển khá của Vùng miền Trung; tạo tiền đề để đến năm 2030, trở thành tỉnh phát triển khá, có thu nhập bình quân đầu người ít nhất bằng mức bình quân của cả nước.
Cùng với việc thực hiện toàn diện, đồng bộ các phương hướng, nhiệm vụ nêu trên, cần tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện hiệu quả 04 nhiệm vụ trọng tâm và 03 đột phá sau:
Các nhiệm vụ trọng tâm: (1) Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị, củng cố niềm tin của Nhân dân đối với Đảng bộ, chính quyền và hệ thống chính trị. (2) Cải cách hành chính; nâng cao thứ hạng các chỉ số về cải cách hành chính, hiệu quả quản trị và hành chính công, năng lực cạnh tranh cấp tỉnh. (3) Đẩy mạnh phát triển du lịch, từng bước trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. (4) Đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo bền vững ở các huyện miền núi.
Các đột phá: (1) Huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực để đẩy mạnh phát triển công nghiệp. (2) Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, trọng tâm là xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo có đủ phẩm chất, năng lực, uy tín, ngang tầm nhiệm vụ. (3) Đầu tư, phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, tạo động lực cho phát triển.
Kỷ niệm 35 năm Ngày tái lập tỉnh Quảng Ngãi (01/07/1989 - 01/07/2024) là dịp để chúng ta nhìn lại, phấn khởi và tự hào với những thành quả của Đảng bộ và Nhân dân tỉnh nhà đã đạt được, đồng thời tiếp tục phát huy truyền thống anh hùng, nêu cao tinh thần tự lực, tự cường, đoàn kết trong Đảng, đồng thuận trong xã hội, rèn luyện bản lĩnh, nâng cao trí tuệ, chung sức đồng lòng phấn đấu vượt qua khó khăn, thách thức, tiếp tục xây dựng Đảng bộ trong sạch, vững mạnh; phát triển toàn diện và đồng bộ kinh tế - xã hội; giữ vững quốc phòng, an ninh; quyết tâm phấn đấu hoàn thành thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XX, Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã đề ra; góp phần cùng cả nước thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa- hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.
[1] Báo cáo số 474-BC/TU ngày 20/11/2023 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tổng kết 15 năm thi hành Điều lệ Đảng (2011 - 2025).
[2] Bí thư Tỉnh ủy đã đối thoại trực tiếp với: (1) Hội viên nông dân, hợp tác xã, doanh nghiệp về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; (2) Đại diện đoàn viên, thanh niên và hội viên, phụ nữ về khởi nghiệp, dạy nghề, giải quyết việc làm; (3) Cán bộ, công chức, viên chức và đại diện Nhân dân huyện Lý Sơn; (4) Đại diện tổ chức công đoàn, công nhân và người lao động tại địa bàn Khu Kinh tế Dung Quất và Khu Công nghiệp VSIP Quảng Ngãi; (5) Cán bộ, công chức, viên chức ngành y tế; (6) Đại diện các bí thư chi bộ, trưởng thôn và người có uy tín ở các huyện miền núi và các huyện đồng bằng có đồng bào dân tộc thiểu số; (7) Đại diện cán bộ lãnh đạo, quản lý, giáo viên, nhân viên ngành giáo dục và đào tạo trên địa bàn tỉnh.
[3] UBND tỉnh đã cấp kinh phí gần 18 tỷ đồng để chi trả lương cho cán bộ, công chức, viên chức bị ảnh hưởng bởi dịch Covid 19; Triển khai đầu tư Dự án Nâng cấp, mở rộng xây dựng mới và TTB Trung tâm Y tế huyện Mộ Đức và Dự án xây dựng mới và TTB Trung tâm Y tế Thị xã Đức Phổ với tổng vốn đầu tư 02 Dự án là 77 tỷ đồng; Ban Quản lý Khu kinh tế Dung Quất và các Khu công nghiệp Quảng Ngãi triển khai việc quan trắc và kiểm soát ô nhiễm môi trường để đánh giá hiện trạng và diễn biến môi trường tại KKT Dung Quất và các KCN Quảng Ngãi; đề xuất các giải pháp quản lý, kiểm soát các nguồn ô nhiễm phát sinh do hoạt động công nghiệp trên địa bàn,…
Nguồn tin: Ban tuyên giáo Tỉnh ủy